Tạm giữ và tước Giấy phép lái xe có khác nhau không ?

Tạm giữ Giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là những biện pháp được sử dụng trong xử phạt vi phạm giao thông. Bản chất tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào?
Ảnh minh họa

Tiêu chí
Tạm giữ Giấy phép lái xe
Tước Giấy phép lái xe
Bản chất
Là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền

Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
(khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Trường hợp áp dụng
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông
(Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;
- Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Thời hạn
- Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng - 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
- Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.
- Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Lưu ý: 
Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.
Hậu quả
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông.
- Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện.
Việc tạm giữ giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.
- Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không.
Theo Luatvietnam.vn

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.