Latest Post

Một mình sang Lào, Thái Lan để tìm kiếm thị trường và kết nối với các tiểu thương kinh doanh sản phẩm dệt thổ cẩm để đưa dệt thổ cẩm dân tộc Thái xuất ngoại. Đó là câu chuyện đầy quyết tâm của chàng trai dân tộc Thái, Hà Văn Thanh ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) trên con đường tìm lại chỗ đứng cho dệt thổ cẩm của quê nhà.

Sinh ra trong cái nôi văn hóa Thái, Hà Văn Thanh thấu hiểu rõ nét văn hóa đặc trưng của người Thái. Trong đó có khung dệt của bà, của mẹ để làm ra được những tấmthổ cẩm tinh xảo.

Trong văn hóa của người Thái, nghề dệt truyền thống chỉ được truyền dạy cho con gái, vì thế Thanh không được mẹ dạy nghề dệt. Thời gian cứ thế trôi qua, khi trưởng thành, Thanh nhận thấy trong cuộc sống thường nhật hình ảnh những bé gái 13, 14 tuổi không còn cầm kim chỉ để thêu, không còn ngồi bên khung dệt nữa. Điều đó khiến một người yêu văn hóa dân tộc như Thanh không thể không suy nghĩ.
Với trăn trở của bản thân, Hà Văn Thanh đã tìm đến những vị cao niên trong bản, trong xã để xin được học cách dệt và cách nhuộm vải của các bà. Sau khi được truyền dạy, Thanh đã quay về động viên, hướng dẫn lại cho các chị em trong xã học theo và đứng ra để thu mua các sản phẩm đó.
“Để thuyết phục mọi người quay lại với khung dệt rất khó. Lúc đầu tôi đã mang gạo, nước mắm, mì chính… để đổi lấy những tấm vải dệt. Sau nhiều lần, bà con nhận ra nếu dệt vải thì sẽ đổi được hoặc bán lấy tiền để mua những thứ gia đình mình cần. Từ đó, phong trào dệt vải để bán cho tôi dần được đông đảo chị em hưởng ứng”, Thanh kể lại.
Hà Văn Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến bà con bỏ nghề đó chính là nhu cầu sinh kế, khi thị trường lao động có nhiều việc làm cho thu nhập cao hơn thay vì ngồi cả ngày để dệt vải. Vì thế, để bà con giữ nghề bắt buộc phải có được giá trị kinh tế từ những tấm thổ cẩm đó.
Trước thách thức ấy, tháng 2/2018, Hà Văn Thanh đã tự sang Lào, Thái Lan để kết nối thị trường với “tham vọng” đưa sản phẩm của bà con quê mình bày bán tại nước bạn. Với những nỗ lực của mình, Thanh đã thành công, khi giờ đây những tấm thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở Quế Phong đã được xuất ngoại. 
Để các sản phẩm dệt có được chỗ đứng, bản thân Thanh đã tự nghiên cứu, tìm tòi những họa tiết truyền thống, sau đó kết hợp với những họa tiết hiện đại để cho ra những tấm thổ cẩm vừa mang đậm màu sắc truyền thống nhưng vẫn thời thượng. “Nếu trước đây, các sản phẩm dệt có họa tiết đơn giản, thì bây giờ họa tiết đã đa dạng, bắt mắt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, Thanh cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn xã Quế Phong có khoảng 30 chị em tham gia vào tổ dệt và cung cấp đều đặn các sản phẩm cho Thanh. Hằng tháng, mỗi chị em thu nhập thêm 1,5 - 2 triệu đồng. “Khoản thu nhập này tuy chưa cao, nhưng cũng là động lực để bà con quê mình quay lại bên khung dệt, từ đó góp phần bảo tồn được văn hóa của dân tộc. Nếu trước đây trong huyện chỉ còn vài gia đình dệt vải, thì giờ tiếng khung dệt đã rộn ràng hơn trong mỗi bản làng của người Thái”, Thanh chia sẻ.
Thời gian tới, Thanh dự định sẽ thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm để mở rộng thị trường cho sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Thái.
Theo Hồng Minh
(Baodantoc.vn)

TP - Hệ lụy thủy điện ám ảnh cuộc sống người dân miền núi, nhất là khi mùa lũ cận kề. Trước thực trạng thủy điện bủa vây cùng những tác động tiêu cực, nhiều huyện nghèo của Nghệ An kêu cứu.
Toàn tỉnh Nghệ An có 47 dự án thủy điện với tổng công suất 1.407,1 MW đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Quá trình thực hiện đã tiến hành rà soát, loại bỏ, rút khỏi quy hoạch 15 dự án còn 32 dự án với 1.360,95 MW. Trong số đó, đã có 18 nhà máy đi vào phát điện với tổng công suất 892,9 MW, 1 dự án đang làm thủ tục tích nước, chạy thử, phát điện thương mại; 6 dự án đang thi công xây dựng; 3 dự án đang làm thủ tục đầu tư xây dựng. Chỉ tính riêng hai huyện Kỳ Sơn, Quế Phong đã có gần 20 dự án thủy điện. Nghịch lý là 5 huyện có 32 dự án thủy điện nhưng lại có tới 185 thôn bản chưa có điện.

UBND huyện Quế Phong vừa có công văn số 807/UBND-HN gửi Thường trực HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đề nghị trích lại một phần kinh phí từ nguồn thu từ các thủy điện. Quế Phong là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2019 chiếm  62,81%.
Trên địa bàn huyện có tới 10 dự án thủy điện (5 nhà máy thủy điện đã hoạt động, phát điện thương mại hòa vào lưới điện quốc gia). Việc xây dựng các nhà máy thủy điện làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cuộc sống người dân trên địa bàn. Điển hình là nhà máy thủy điện Hủa Na, quá trình xây dựng phải di dời cộng đồng dân cư rất lớn, gồm 13 điểm tái định cư với 878 hộ dân.
Một số công trình hạ tầng thiết yếu như hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy, đường giao thông, trường học đã xuống cấp. Trong văn bản 807, huyện Quế Phong kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An trích 3-5% tiền thuế thu từ các nhà máy thủy điện cho ngân sách huyện Quế Phong hàng năm để hỗ trợ sửa chữa công trình hạ tầng tại các điểm tái định cư, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân nơi đây. Đồng thời, chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy thủy điện trích 1-2% doanh thu sau thuế hỗ trợ cho an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Trong phiên thảo luận tại các cuộc họp HĐND tỉnh Nghệ An mới đây, nhiều đại biểu thuộc khu vực 3 huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn có ý kiến về hệ lụy thủy điện gây ra. Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương cho rằng, mặc dù lãnh đạo tỉnh Nghệ An vào cuộc quyết liệt nhưng việc giải quyết hậu quả, tồn đọng của thủy điện vẫn còn rất lớn.
“Chúng ta đã nói rất nhiều, hệ lụy của thủy điện là rất lớn. Bây giờ các nhà máy không chỉ xả lũ vào mùa lũ mà không có lũ cũng xả. Xả không đúng quy trình làm chết người”, ông Hải bức xúc. Theo Bí thư Huyện ủy Tương Dương, thủy điện làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu hạ tầng, làm trôi và hư hại rất nhiều đường sá và nếu không tìm ra giải pháp, thời gian tới sẽ tiếp tục tái diễn, các huyện miền núi lại lo nơm nớp mỗi khi thủy điện xả lũ.
Làm rõ trách nhiệm
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn phản ánh, lãnh đạo huyện cũng đang rất đau đầu vì các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, huyện này có 2 dự án  “quy hoạch treo” trong gần 10 năm nay, khiến người dân vùng quy hoạch rất khổ sở. Ngoài ra, trong đợt mưa bão năm 2018, khi Thủy điện Bản Vẽ tích nước khiến mực nước dâng lên gây ngập nhà dân ở xã Mỹ Lý, sau đó thủy điện bất ngờ xả lũ mạnh khiến 19 nhà dân bị trôi tuột xuống lòng hồ.
Nhà máy thủy điện không chịu bồi thường dù chính quyền nhiều lần đề nghị. “Qua kiểm tra thì các thủy điện xả lũ đều đúng quy trình. Nhưng tại sao đúng quy trình lại gây thiệt hại lớn đến như vậy. Điều đó cho thấy vấn đề nằm ở cái quy trình. Các cơ quan liên quan phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết hơn với thủy điện. Phải có biện pháp mạnh, dựa trên trách nhiệm pháp lý để yêu cầu thủy điện chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Văn Thông nói. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho hay, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án liên quan đến việc Thủy điện Nậm Nơn xả lũ không thông báo, gây chết người thời gian qua.   
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Văn Thông đề nghị cơ quan liên quan có thái độ 
kiên quyết với thủy điện
Sở Công Thương Nghệ An vừa có công văn số 1164/SCT-QLNL gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Thông tin truyền thông và báo Tiền Phong về việc xử lý vấn đề báo nêu trong bài viết “Dày đặc thủy điện: Vẫn thẩm định thêm dự án?”. Theo Sở này, hiện chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Tiền Phong đã dừng triển khai các bước về đầu tư, xây dựng theo quy định để chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nội dung liên quan đến diện tích đất rừng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.